Đăng nhập Đăng ký
Vì sao trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn mắc sởi?
  • Baner PB Phuoc Hưng
Vì sao trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn mắc sởi?
  • Sức khỏe
  • Tin tức - Sự kiện
  • Y học 360
  • Chuyện của mẹ
    • Dinh dưỡng
    • Dạy trẻ
    • Phòng bệnh
    • Sản phụ khoa
  • Phong cách sống
    • Thời trang
    • Mua sắm
    • Nhà ở - nội thất
  • Văn hóa - Giáo dục
  • Gia đình
  • Thiện nguyện
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Y học 360
  • Vì sao trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn mắc sởi?

Vì sao trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn mắc sởi?

Ngày đăng: 10:10 AM, 30/04/2024 - Lượt xem: 161
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận 203 ca mắc sởi, trong đó nhiều trẻ dù đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi nhưng vẫn mắc bệnh.

Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận 203 ca mắc sởi, trong đó nhiều trẻ dù đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi nhưng vẫn mắc bệnh.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, số mắc tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Tuần qua, TP Hà Nội cũng đã ghi nhận ca mắc bệnh sởi đầu tiên trong năm 2024 là một bé gái 10 tuổi, đã được tiêm vắc-xin ngừa sởi.

tcmr 1.jpg
Tiêm vắc-xin ngừa bệnh cho trẻ. Ảnh: L.C

Đặc biệt, một chùm ca bệnh sởi đã được ghi nhận tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả phân tích 12 ca bệnh cho thấy có 7/12 ca (58,4 %) đã được tiêm 2 mũi vắc-xin sởi, tuy nhiên vẫn mắc bệnh. Các trường hợp này đều có biểu hiện nhẹ và đã ra viện.

Nói về nguyên nhân vì sao có trẻ tiêm đủ 2 mũi mà vẫn mắc bệnh, trong khi theo lý thuyết, trẻ có thể có được miễn dịch suốt đời, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, tỷ lệ này vẫn có, dù rất ít.

Theo bác sĩ Khanh, có thể lúc bé 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 nhưng chưa có miễn dịch, sau đó đến 12-15 tháng tiêm mũi 2, 3-4 tuổi không tiêm nhắc lại, khi bé đi học vẫn có thể lây bệnh do miễn dịch chưa đủ.

“Vì thế, trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn có thể mắc bệnh nếu không tuân thủ khoảng cách chích ngừa an toàn”, bác sĩ Khanh nói. Tuy nhiên, nếu tiêm đủ 2 mũi mà vẫn mắc bệnh thì trẻ sẽ mắc ở mức độ nhẹ hơn, ít nguy hiểm.

Theo Cục Y tế dự phòng, lịch tiêm sởi cần tuân thủ các mốc thời gian sau:

Trẻ 9 tháng: Tiêm mũi sởi đơn (chương trình tiêm chủng mở rộng)

12-15 tháng: Tiêm mũi 3 trong 1 sởi – quai bị - rubella (liều 1)

4-6 tuổi: Tiêm liều 2 sởi – quai bị - rubella

Người lớn: Tiêm 1 liều duy nhất sởi – quai bị - rubella

Theo Bộ Y tế, tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc-xin hoặc chưa từng mắc sởi.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp và xuất hiện quanh năm, nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân.

Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu như ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp.

Tin tức cùng danh mục

Kiến có thể phát hiện được tế bào ung thư

Kiến có thể phát hiện được tế bào ung thư

08:13 AM, 10/02/2023
Nghiên cứu cho thấy, một loài kiến có thể phát hiện ra các tế bào ung thư, mở ra khả năng đây sẽ trở thành một phương pháp chẩn đoán, thăm dò ung thư mới.
Lý do thuốc giải trong vụ ngộ độc cá ủ chua có giá hơn 8.000 USD

Lý do thuốc giải trong vụ ngộ độc cá ủ chua có giá hơn 8.000 USD

01:07 AM, 22/03/2023
Lô thuốc giải BAT được nhập về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vào năm 2021. Hai lọ cuối cùng đang ở Quảng Nam - nơi ghi nhận 10 trường hợp ngộ độc, trong đó một người đã tử vong, sau khi ăn cá muối ủ chua.
Lần đầu tiên Việt Nam kết hợp 2 kỹ thuật chuyên sâu điều trị ung thư hạch

Lần đầu tiên Việt Nam kết hợp 2 kỹ thuật chuyên sâu điều trị ung thư hạch

07:39 AM, 28/09/2023
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa phối hợp thực hiện 2 kỹ thuật cao, chuyên sâu điều trị thành công cho một bệnh nhân ung thư hạch, đó là phương pháp ghép tế bào gốc đồng loài với phác đồ điều trị hóa diệt tủy bằng phương pháp xạ trị toàn thân (TBI).
Vì sao đến nay con người vẫn chưa tìm được thuốc chữa ung thư?

Vì sao đến nay con người vẫn chưa tìm được thuốc chữa ung thư?

07:53 AM, 15/06/2022
Nhiều loại thuốc từng được kỳ vọng tạo đột phá trong cuộc chiến chữa trị ung thư, nhưng tới nay tất cả vẫn chỉ dừng ở các thử nghiệm cho kết quả tích cực.
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
Đơn vị đồng hành...
  • Sức khỏe
  • Tin tức - Sự kiện
  • Y học 360
  • Chuyện của mẹ
  • Phong cách sống
  • Văn hóa - Giáo dục
  • Gia đình
  • Thiện nguyện
   

 

Website tin tức tổng hợp về Sức khỏe - Trẻ em

Thông tin liên hệ: infosuckhoetreem@gmail.com

       

 

© Bản quyền thuộc về Sức khỏe và Trẻ em.

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.